Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2022

HCM

 công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Tư tưởng đó thể hiện tính quy luật của sự phát triển lịch sử xã hội Việt Nam: “Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”.  

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

ĐÃ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC VỊ TRÍ MÔN LỊCH SỬ

                                                                                                                                                                                                                 Lê Văn

                    "Người không biết lịch sử nước mình là một con trâu đi cầy ruộng.
          Cầy với ai cũng được mà cầy ruộng nào cũng được.” (Nguyễn Huy Tưởng)

                                  
            Sau một thời gian tranh luận gay gắt giữa các nhà nghiên cứu lịch sử và Bộ Giáo dục - Đào tạo (gọi tắt là Bộ) về việc có nên đưa nội dung lịch sử vào một môn tích hợp hay không, ngày 6/12 diễn ra cuộc họp giữa Bộ và Hội khoa học Lịch sử, tại đây, hai cơ quan này đã tìm được tiếng nói chung. 
Theo đó, bậc Tiểu học, Lịch sử sẽ tích hợp cùng một số môn khoa học khác, chủ yếu giáo dục Lịch sử qua các câu chuyện lịch sử. Bậc THCS, có hai phương án cần tiếp tục suy nghĩ. Phương án một, Lịch sử và Địa lý là hai môn độc lập, viết thêm phần tích hợp hai môn này để học sinh phát triển khả năng tổng hợp (tức là có 3 cuốn sách). Phương án hai, xây dựng Lịch sử, Địa lý tích hợp gồm phân môn Lịch sử, phân môn Địa lý, các chuyên đề liên môn (chỉ có một cuốn sách).
Bậc THPT, Lịch sử là môn bắt buộc. Học sinh muốn thi đại học có môn Lịch sử sẽ chọn Lịch sử nâng cao. Học sinh khác học môn Sử-Địa với kiến thức cơ bản. Như vậy, tất cả học sinh đều học Lịch sử nhưng ở cấp độ kiến thức khác nhau.
Tóm lại, về vị trí môn học, “mèo lại hoàn mèo” lịch sử vẫn là lịch sử. Chỉ có một điều khác là, ở hai bậc học đều có một môn mới là môn Sử-Địa gộp (không phải tích hợp) kiến thức Lịch sử và Địa lý thành một môn học có hai phân môn. Điều này mới, nhưng chỉ mới với các nhà quản lý giáo dục nước CHXHCNVN và giới sử học marxist, còn với dân miền Nam trước 1975 thì không có gì là lạ. Hồi ấy trung học đệ nhất cấp (THCS bây giờ) và trung học đệ nhị cấp (THPT bây giờ) đều có môn Sử-Địa do một giáo sư (nay gọi là giáo viên) giảng dạy. Tôi vẫn giữ được cuốn sách Sử-Địa lớp 12 do Ngô Đình Độ biên soạn, ấn hành 1974 (tiếc là bị mất bìa 1). 


Bìa gáy sách giáo khoa Sử-Địa xuất bản 1974 ở miền Nam 

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

VỀ MỘT QUÃNG THỜI GIAN "TRỐNG" TRONG TIỂU SỬ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH



                                                                                                Nguyễn Quốc Phong

                
Không chỉ với những nhà nghiên cứu mà bất kể ai đọc tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có chung một nhận xét (cũng là một nỗi băn khoăn) về một thời đoạn lịch sử hầu như có rất ít thông tin. Đó là thời gian của các năm từ 1914 đến 1917. Bộ sách "Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử" (Nhà xuất bản Sự thật, bản 2006), có tới 9 tập, thời gian từ 1914 đến 1917 thuộc về tập I (1890-1929) dày 436 trang (không kể phần sách dẫn) thì 4 năm này chỉ chiếm có...6 trang và với...3 sự kiện. Năm 1916 không có sự kiện nào và 3 năm còn lại mỗi năm có đúng 1 sự kiện.

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

TÔI KHÔNG THẤY GÌ TRÊN HOA VÀNG VÀ CỎ XANH


Trong thời chiến và những năm gian khó sau hòa bình (1975), Việt Nam có những tác phẩm điện ảnh chất lượng cao như Chung một dòng sông (1959), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972), Em bé Hà Nội (1974), Cánh đồng hoang (1978), Bao giờ cho đến tháng mười (1984),v.v… 



Rồi đổi mới, theo cơn lốc của đồng tiền trong kinh tế thị trường, xuất hiện dòng phim mì ăn liền (phim truyện nhựa và phim truyền hình) vào thập niên 90 (thế kỷ XX) với những tên tuổi như Lý Hùng, Diễm HươngViệt Trinh, Lê Công Tuấn Anh, Lê Tuấn Anh, Thái San, Y Phụng… trong hàng loạt phim như Tráng sĩ Bồ Đề, Thăng Long đệ nhất kiếm, Lửa cháy thành Đại La... được sản xuất theo mẫu các phim võ thuật Hồng Kông, hay khai thác nhưng câu chuyện tình bi lụy, sướt mướt như Vị đắng tình yêu, Sau những giấc mơ hồng, Em không dối lừa, Sau cơn mưa trời lại sáng, Tóc gió thôi bay, Sao em vội lấy chồng. Được mệnh danh là mì ăn liền bởi dòng phim này dễ dãi về nội dung, yếu kém về nghệ thuật, làm nhanh, xem không cần suy nghĩ. Và tất nhiên nó bị chết yểu. Đến nay, dàn diễn viên mì ăn liền hồi ấy gần như vắng bóng trong làng phim Việt Nam.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

MỘT NGÔI MIẾU KHÓ HIỂU TRONG KHU DU LỊCH GHỀNH RÁNG

Nằm trong phạm vi danh thắng quốc gia Ghềnh Ráng (Quy Nhơn, Bình Định) có một ngôi miếu mà người dân hay gọi  là Dinh Bà Chúa Ngọc. Có nhiều điểm cần nói về ngôi miếu này


Mù mờ về lịch sử
            Người trông nom nhang khói cho ngôi miếu là một cụ ông. Được biết cụ có nhà cửa đàng hoàng ở Khu 2 (Quy Nhơn), tự nguyện đến đây làm công quả (chăm nom không lấy tiền công). Khi hỏi về lịch sử nhân vật được thờ tự, cụ nói do giấy tờ, sổ sách bị mất hết nên không hề biết về Bà, chỉ biết Bà rất thiêng và được nhân dân lập miếu thờ. Ngôi miếu có từ trước năm 1975 nằm ở vị trí mà hiện nay thuộc khuôn viên resort Hoàng Gia. Năm 2004, khi resort được xây dựng, chủ đầu tư lúc đó là tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai dời về vị trí hiện nay và được xây dựng khang trang hơn . “Lịch sử” chỉ có vậy.
            Tên gọi không thống nhất
            Đến nơi này, đập vào mắt trước tiên là cái cổng khá vững chải. Hai trụ cổng có câu đối bằng chữ Hán ( viết hơi nguệch ngoạc), phía trên đề 3 chữ Hán lớn 荣聖母 (vinh Thánh Mẫu, đọc từ trái sang phải ). Bên dưới ba chữ Hán là dòng chữ Quốc ngữ: Dinh Bà Chúa Ngọc. Thế nhưng vào bên trong, trước sảnh ngôi miếu lại ghi庙山海 (Hải Sơn miếu, đọc từ phải sang trái ), vào trong ban thờ lại là庙婆主母 ( Mẫu Chúa/Chủ Bà miếu, đọc từ phải sang trái). Như vậy, tên chính thức của ngôi miếu này là gì. Các tên gọi này không liên quan nhau, nên chắc chắn không phải là những cách gọi khác nhau của một cái tên.


            Chữ không có nghĩa
            Điều đáng nói nhất ở đây là 3 chữ Hán lớn đề trên cổng chính荣聖母. Trước hết tìm hiểu nghĩa của chữ (vinh). Theo Hán Việt từ điển của Thiều Chửu, có mấy nét nghĩa:
      Tốt tươi: 春榮冬枯 Mùa xuân tốt tươi, mùa đông khô héo; 欣欣向榮 Vươn lên vùn vụt, phơi phới đi lên;
        Thịnh vượng: 繁榮 Phồn vinh; 華榮 Vinh hoa, hiển vinh;
      Vinh quang: 光榮 Vinh quang, vẻ vang; 榮幸 Vinh hạnh, vẻ vang và may mắn;
      (thực) Cây vinh;
      (văn) Mái cong;
      (y) Máu: 榮衛 Máu và khí;
        (Họ) Vinh.
Bây giờ, xét sự kết hợp giữa(vinh) với hai chữ kia là (thánh) (mẫu): 荣聖母. Đọc từ trái sang phải là vinh() Thánh() Mẫu(), đọc từ phải sang trái là Mẫu() Thánh() vinh(). Cả hai cách đọc đều cho thấy sự vô nghĩa của cụm từ荣聖母 (Vinh Thánh Mẫu / Mẫu Thánh Vinh). Tức là cụm từ này sai. Cái sai này theo suy đoán của chúng tôi xuất phát từ sự phát âm các từ/chữ có phụ âm đầu “v” và “d”. Với người Bình Định, 2 phụ âm đầu này phát âm như nhau. Ví dụ: màu vàng à màu dàng; dịu dàng à dịu dàng; đi về à đi dề… Như vậy, 3 chữ荣聖母 (vinh Thánh Mẫu) người Bình Định phát âm là Dinh Thánh Mẫu. Nghe phát âm như vậy thì cụm từ này có nghĩa. Còn đọc mặt chữ thì vô nghĩa. Khổ nỗi, khi đến đây, người ta nhìn mặt chữ chứ không phải nghe ai đó đọc 3 chữ này, nên họ không hiểu 3 chữ này nghĩa là gì.
Ba chữ Hán đọc là Vinh Thánh Mẫu hoặc Mẫu Thánh Vinh

            Ngôi miếu này nằm trong một danh thắng quốc gia thuộc hàng nhất tỉnh. Không ít du khách về Bình Định đã đến thăm danh thắng này. Và cũng không ít du khách đến thăm danh thắng này đã ghé lại ngôi miếu nói trên.
Nếu du khách là người đến ngôi miếu để tạo dáng chụp ảnh khoe lên facebook thì không nói làm gì, còn những du khách muốn tìm hiểu về ngôi miếu thì trả lời họ sao? Những người biết chữ Hán hoặc du khách Trung Quốc, Đài Loan… họ nghĩ gì về ta?

            Câu trả lời dành cho cơ quan quản lý danh thắng

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Tìm hiểu ‘’Sinh Nhật’’ của Chúa Giêsu Kitô

                                                         LM. Anphong Trần Đức Phương

Tại Hoa Kỳ, cứ sau lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) nhiều gia đình và nhà hàng bắt đầu trang hoàng trong nhà, cũng như trước cửa nhà để chuẩn bị vào mùa Lễ Lớn: Đại Lễ Giáng Sinh và năm mới sắp tới. Một cách đơn giản chúng ta thường hiểu Lễ Giáng Sinh là ngày lễ mừng ‘’Sinh Nhật’’ (Birthday) của Chúa Giêsu và ngày 25 tháng 12, 2005 nầy là ngày sinh nhật thứ 2005 của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, nghiên cứu lịch sử về ngày lễ nầy, chúng ta thấy có những điều không hẳn đơn giản như vậy.


Một chút lịch sử ơn cứu độ.
Theo truyền thống Do Thái mà nền tảng là Thánh Kinh Cựu Ứơc, sau khi tổ tông (Thủy tổ) loài người là ông Adong và bà Eva sa ngã phạm tội, liền bị mất ân nghĩa với Thiên Chúa (Sách Sáng Thế 3:23). Tuy nhiên vì ‘’Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh của Chúa’’ (ST 1:27) Ngài không để con người phải án phạt đời đời, nên Ngài đã hứa ban một Đấng Cứu Thế đến để cứu chuộc tội lỗi nhân loại (ST 3:15) và danh hiệu của Ngài là ‘’Đấng Cứu Tinh’’ (Messiah). Nguyên ngữ trong tiếng Do Thái thì ‘’Messiah’’ có nghĩa là ‘’Đấng được xức dầu’’. Theo thói tục của người Do Thái thì ai được chọn làm ‘’Vua’’, làm ‘’Tiên Tri’’ (Prophet), làm thầy ‘’Tư Tế’’ đều được phong chức chính thức bằng việc xức dầu (thánh) (dầu ô liu) trên đầu. Danh từ ‘’Messiah’’ chuyển dịch qua tiếng Hy Lạp là ‘’Christos’’. Danh từ ‘’Christos’’ chuyển sang tiếng La-tinh là ‘’Christus’’ và sang tiếng Pháp, tiếng Anh là ‘’Christ’’, Tiếng Việt Nam (theo các bản dịch Thánh Kinh của Công Giáo, và các sách đạo đức) chuyển dịch là ‘’Kitô’’ (hay Kytô).