Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

NGƯỜI VIỆT DÙNG TIẾNG VIỆT

Việt Nam đang ở vào thời buổi hội nhập, toàn cầu hóa có khác, tiếng Anh trở nên rất phổ biến, xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, bất kể có phù hợp với hoàn cảnh hay không.
Thế nên đôi khi trở thành “trớt quớt”, thậm chí gây tác dụng ngược. Nói có sách, mách có chứng, cách đây mấy hôm, tôi phải làm “phiên dịch” bất đắc dĩ cho một chị hàng xóm “kinh doanh” bún thịt nướng ở đầu hẻm nhà tôi.
Số là chị nhiệt tình tham dự một sự kiện được tổ chức để quyên góp giúp đỡ các bệnh nhi ung thư và cảm động ghê lắm khi nhận được một tấm thiệp cảm ơn từ Ban tổ chức vì thấy sự đóng góp của mình tuy chẳng đáng là bao nhưng cũng được ghi nhận một cách trân trọng.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (SỬA ĐỔI)

Ngày  28-11-2013, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi) với 97% phiếu thuận.




HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  (SỬA ĐỔI)
LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, Nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, Nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

BÀI VỊ ( soạn theo tài liệu thầy Huỳnh Chương Hưng)

ĐẢNG CSVN ĐƯỢC THÀNH LẬP NGÀY NÀO

Căn cứ vào Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản[1] củaa Nguyễn Ái Quốc (18-11-1930), thời gian bắt đầu họp Hội nghị là ngày 6-1-1930. Thời gian kết thúc Hội nghị không ghi rõ, mà chỉ biết ngày 8-2-1930 các đại biểu dự Hội nghị về nước. Thành phần dự Hội nghị ngoài Nguyễn Ái Quốc, có đại biểu của hai tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng. Theo đó, Nguyễn Ái Quốc là người chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị, chứ không phải là “theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản”, hoặc “được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản”.
Tuy nhiên, vào thời điểm họp Đại hội lần thứ ba của Đảng (9-1960), các nhà nghiên cứu chưa được tiếp cận với Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản của Nguyễn Ái Quốc. Khi đó, phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam bài viết Kỷ niệm ba năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương của Hà Huy Tập với bút danh Hồng Thế Công đăng trên báo Bolsévick. Theo bài báo này, Hội nghị thành lập Đảng họp từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930. Trong khi một số đại biểu dự Hội nghị thành lập Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Thiệu) lại không nhớ chính xác thời gian họp Hội nghị, Đại hội lần thứ III của Đảng đã ra Nghị quyết lấy ngày 3-2 dương lịch hàng năm “làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng”. Từ đó, các sách đều viết Hội nghị thành lập Đảng họp từ ngày 3 đến ngày 7-2-1930.
Điều đáng chú ý là, chính Hà Huy Tập, trong tác phẩm Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản ở Đông Dương, có một mục riêng với tiêu đề “Hội nghị hợp nhất ngày 6-1-1930”, và cuối trang, ông có ghi chú thích, cải chính rằng Hội nghị hợp nhất họp ngày 6-1-1930.
Theo GS, TS Đỗ Quang Hưng, trong hồ sơ ký hiệu 405-154-676 của Quốc tế Cộng sản (bản báo cáo của Ban chỉ huy ở ngoài, bằng tiếng Pháp, gồm 8 trang chữ nhỏ, đề ngày 20-12-1934) có ghi: “giai cấp công nông và nhân dân lao động Việt Nam đã có hai tuần lễ đỏ trong nước từ ngày 6-1 (thành lập Đảng) đến ngày 21-1 (ngày mất của Lênin)…”[2].
Như vậy, phải khẳng định ngày họp Hội nghị thành lập Đảng là ngày 6-1-1930. Ngày 8-2-1930 các đại biểu dự Hội nghị về nước. Nhưng Hội nghị kết thúc vào ngày nào thì đến nay vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn. Mặc dù một số công trình nghiên cứu viết ngày 7-2-1930, nhưng hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Vào đúng ngày này Nguyễn Ái Quốc viết Báo cáo tóm tắt Hội nghị, và theo Hồi kí của Trịnh Đình Cửu thì “chiều ngày 7 tháng 2, ông Nguyễn làm một bữa tiệc liên hoan nhỏ để tiễn các đại biểu, các đồng chí, học trò của ông về nước”. Có ý kiến cho rằng, Hội nghị đã kết thúc từ ngày 3-2-1930, nhưng các đại biểu phải chờ đến ngày 8-2-1930 mới có tàu (mỗi tháng có hai chuyến từ Hồng Kông) về nước. Những thông tin này cho phép nghĩ đến việc kết thúc Hội nghị sớm hơn ngày 7-2-1930.