Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Tìm hiểu ‘’Sinh Nhật’’ của Chúa Giêsu Kitô

                                                         LM. Anphong Trần Đức Phương

Tại Hoa Kỳ, cứ sau lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) nhiều gia đình và nhà hàng bắt đầu trang hoàng trong nhà, cũng như trước cửa nhà để chuẩn bị vào mùa Lễ Lớn: Đại Lễ Giáng Sinh và năm mới sắp tới. Một cách đơn giản chúng ta thường hiểu Lễ Giáng Sinh là ngày lễ mừng ‘’Sinh Nhật’’ (Birthday) của Chúa Giêsu và ngày 25 tháng 12, 2005 nầy là ngày sinh nhật thứ 2005 của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, nghiên cứu lịch sử về ngày lễ nầy, chúng ta thấy có những điều không hẳn đơn giản như vậy.


Một chút lịch sử ơn cứu độ.
Theo truyền thống Do Thái mà nền tảng là Thánh Kinh Cựu Ứơc, sau khi tổ tông (Thủy tổ) loài người là ông Adong và bà Eva sa ngã phạm tội, liền bị mất ân nghĩa với Thiên Chúa (Sách Sáng Thế 3:23). Tuy nhiên vì ‘’Thiên Chúa đã dựng nên con người theo hình ảnh của Chúa’’ (ST 1:27) Ngài không để con người phải án phạt đời đời, nên Ngài đã hứa ban một Đấng Cứu Thế đến để cứu chuộc tội lỗi nhân loại (ST 3:15) và danh hiệu của Ngài là ‘’Đấng Cứu Tinh’’ (Messiah). Nguyên ngữ trong tiếng Do Thái thì ‘’Messiah’’ có nghĩa là ‘’Đấng được xức dầu’’. Theo thói tục của người Do Thái thì ai được chọn làm ‘’Vua’’, làm ‘’Tiên Tri’’ (Prophet), làm thầy ‘’Tư Tế’’ đều được phong chức chính thức bằng việc xức dầu (thánh) (dầu ô liu) trên đầu. Danh từ ‘’Messiah’’ chuyển dịch qua tiếng Hy Lạp là ‘’Christos’’. Danh từ ‘’Christos’’ chuyển sang tiếng La-tinh là ‘’Christus’’ và sang tiếng Pháp, tiếng Anh là ‘’Christ’’, Tiếng Việt Nam (theo các bản dịch Thánh Kinh của Công Giáo, và các sách đạo đức) chuyển dịch là ‘’Kitô’’ (hay Kytô).

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

ÂM MƯU ĐẰNG SAU GIÀN KHOAN HD 981

                                                 
Luật sư Trần Thu Nam

Để thực hiện mộng bá chủ Biển Đông, TQ từng bước đưa ra các chiến lược thực hiện. Ban đầu đưa ra bản đồ đường lưỡi bò, tiếp đến đơn phương công bố vùng nhận diện phòng không rồi thành lập thành phố Tam Sa tại quần đảo Hoàng Sa. Các hành vi gây hấn với các nước có lãnh hải mà TQ muốn bá chủ bắt đầu từ việc công khai tranh đảo mà TQ gọi là Điếu Ngư với Nhật Bản. Tiếp đến, TQ tranh chấp bãi đá ngầm với Philippin và tham vọng chiếm tiếp vùng biển của Malaysia, Brunei.

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Sự thật cần biết vụ " Tàu sân bay khoan dầu" HD981 của Trung Quốc xâm phạm Việt Nam


Nguyễn Ngọc Long
Mới đây, trên trang fanpage Na Son Photographer cho đăng tải một “câu hỏi” với mục đích chỉ trích việc Việt Nam không đưa “tàu ngầm lớp hộ vệ” ra ngăn chặn HD981 với nội dung như trích dẫn dưới đây:


“Một cái giàn khoan semi-sub tối tân nhất như cái trong hình này nếu tự chạy thì có thể đạt tối đa 3 hải lý/giờ. Nếu có tàu dịch vụ kéo (tug boat) thì tốc độ di chuyển cũng nhanh hơn đôi chút và khó vượt được 7 hải lý/giờ do kích thước to lớn cồng kềnh của nó.



Cái giàn CNOOC Hải Dương-981 của Tàu chắc cũng không thể di chuyển nhanh hơn. Vậy là trong mấy ngày trước nó được đưa vào biển Đông rất chậm rãi, từ từ. Nhà cháu chả hiểu khi ấy mấy cụ Đinh Tiên Hoàng (lớp hộ vệ Gepard gì đó hiện đại kinh khủng lắm) hay mấy cụ "hố đen" Hà Nội, TPHCM... đang ở đâu mà không ra cản nó lại? Tiền hàng tỷ USD của dân nhà cháu còng lưng bỏ ra không nhẽ chỉ để các cụ lượn quanh quân cảng để cho đám nhà báo chụp hình đăng bài khích lệ tinh thần?!”

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

BÁO CÁO VỀ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Tại kỳ họp thứ 18 kéo dài từ ngày 27/01 đến 07/02/2014, ngoài Việt Nam còn có 13 Quốc gia khác phải phúc trình về tình trạng nhân quyền của quốc gia mình theo “cơ chế kiểm định kỳ phổ cập” (UPR, The Universal Periodic Review), chu kỳ II của Liên Hiệp Quốc. Chu kỳ I được tổ chức ngày 08/05/2009. 
13 quốc gia khác phải báo cáo phần nước mình tại kỳ họp Kỳ này gồm New Zealand (Tân Tây Lan), Afghanistan, Chile, Cambodia (Cao Miên), Uruguay, Yemen, Vanuatu, The former Yugoslav Republic of Macedonia, Comoros, Slovakia, Eritrea, Cyprus vả the Dominican Republic.
Tòan văn Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II của Chính phủ Việt Nam

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Từ điển từ và từ ngữ Việt Nam", mục chữ cái nào cũng có sai sót

Góp thêm tiếng nói vì sự trong sáng của tiếng Việt
Hoàng Tuấn Công 

Từ điển từ và ngữ Việt Nam - tác giả GS Nguyễn Lân. Xuất bản lần đầu năm 2000, tái bản lần 1 năm 2006, 2.119 trang; tập hợp 51.700 từ và ngữ - Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
Lời Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh (dịp tái bản lần thứ nhất) cho ta biết: “Sau khi cuốn sách ra mắt bạn đọc, Tác giả và Nhà xuất bản đã nhận được nhiều ý kiến hoan nghênh công trình này, đồng thời tác giả cũng đã kịp thời sửa chữa, bổ sung những chỗ còn sai sót của lần xuất bản đầu tiên trước khi qua đời 7/8/2003” và “… công trình này của GS Nguyễn Lân dù có cố gắng đến đâu vẫn không thể tránh khỏi sai sót, khiếm khuyết …và rất mong nhận được sự ủng hộ và chỉ giáo của quý bạn đọc gần xa”. Trong “Đôi lời tâm sự thay lời tựa” GS Nguyễn Lân viết: “Trong năm năm qua, mặc dầu tôi đã để toàn tâm toàn ý vào việc biên soạn bộ từ điển này gồm 51.700 từ và ngữ, nhưng vì tuổi cao, có thể có những sai sót, dám mong các độc giả sách này vui lòng chỉ bảo cho”.Với tinh thần xây dựng, chúng tôi xin đáp lời ngỏ ý của GS Nguyễn Lân và Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh về cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam (tái bản lần thứ nhất đã được sửa chữa bổ sung của tác giả).

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

HAI QUYỂN TỪ ĐIỂN RẤT CÓ HẠI CHO TIẾNG VIỆT

                                                                                                 Lê Mạnh Chiến

I. Vài lời của tác giả nhân việc đăng bài lên mạng Internet

Bàì viết về hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt mà quý vị độc giả sẽ đọc dưới đây được viết theo lời nhắn nhủ từ một biên tập viên của báo Người Đại biểu Nhân dân (nay là báo Đại biểu Nhân dân). Trước đó, tác giả đã viết bài 170 sai lầm trong một cuốn từ điển và đã gửi cho tạp chí Thế Giới Mới để đăng nhiều kỳ, nhưng chỉ mới đăng được 6 kỳ (từ số 582 ra ngày 26/4/2004 đến số 587 ra ngày 31/5/2004) với 67 ví dụ thì bị dừng lại. Tác giả đã đến Văn phòng đại diện của tạp chí Thế Giới Mới ở Hà Nội để tìm hiểu sự tình và được một biên tập viên ở đó cho biết, đại ý như sau: “Bài này được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt vì đã vạch rõ những cái sai nghiêm trọng trong một cuốn từ điển từng được nhiều người “có tiếng” ca ngợi. Tuy nhiên, dẫu chưa nêu rõ ai là tác giả của quyển từ điển có hại kia nhưng nhiều độc giả đã phát hiện ra GS Nguyễn Lân, mà như ông đã biết, GS Nguyễn Lân được coi là một ngôi sao sáng của ngành giáo dục Việt Nam, còn tạp chí Thế Giới Mới là cơ quan thuộc Bộ Giáo dục, cho nên, nếu “vạch áo cho người xem lưng” một cách kỹ quá thì cũng có phần “bất tiện”. Nghe vậy, tác giả rất thông cảm và biết ơn tạp chí Thế Giới Mới.