Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

HỌC Ở HIẾN PHÁP NĂM 1946



Nguyễn Sĩ Dũng

Để nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, về kỹ thuật lập hiến, về tư tưởng Nhà nước pháp quyền, có lẽ, chúng ta không cần phải học hỏi ở đâu xa, mà học ngay ở Hiến pháp năm 1946.


Hiến pháp 1946 là một bản hiến văn hết sức ngắn gọn, súc tích. Toàn bộ bản hiến văn chỉ gồm 70 điều. Sự ngắn gọn này đạt được là nhờ vào việc Hiến pháp chỉ tập trung quy định những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hiến pháp, mà cụ thể là các quyền tự do, dân chủ; các nguyên tắc và cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực Nhà nước. Đây thực sự là một bản kế ước xã hội về việc phân chia quyền: quyền của các công dân và quyền của Nhà nước; quyền giữa các cơ quan Nhà nước với nhau.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

HUYẾT THƯ TỪ BIỂN ĐÔNG


                                                                            
Quantcast
 BÙI CHÍ VINH
Biển Đông không chấp nhận “Đường Lưỡi Bò” láu cá
Không chấp nhận tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính thưa em (thứ tàu lạ mơ hồ)
Biển Đông không có dầu hỏa cho bọn cường hào, không có thềm lục địa cho ác bá
Nhưng có ngư dân hiền lành và tuổi trẻ khát tự do  
Biển Đông tang thương từ những rặng san hô
Nơi xác cha ông trồi lên thành quần đảo
Nơi bọn xâm lăng đang gióng trống giương cờ

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

CHÂN DUNG 100 NHÀ VĂN QUA CÁI NHÌN CỦA XUÂN SÁCH


Nhà thơ Xuân Sách
1. Hồ Phương
Trên biển lớn mênh mông sóng nước
Ngó trông về xóm mới khuất xa
Cỏ non nay chắc đã già
Buồn tênh lại giở thư nhà ra xem.

2. Nguyễn Đình Thi
Xung kích tràn lên nước vỡ bờ
Đã vào lửa đỏ hãy còn mơ
Bay chi mặt trận trên cao ấy
Quên chú nai đen vẫn đứng chờ.

3. Tô Hoài
Dế mèn lưu lạc mười năm
Để O Chuột phải ôm cầm thuyền ai
Miền tây sen đã tàn phai
Trăng thề một mảnh lạnh ngoài đảo hoang.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

VIỆT NAM XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ

Bài này trên blog   Huỳnh Ngọc Chênh  .Thấy hay hay, xin phép tác giả cũng là chủ blog đăng lại để khách đến nhà đọc cho vui và suy ngẫm. Theo tác giả, bài đã đăng báo Tuổi Trẻ 1988


Ở hội nghị bàn tròn các nhà báo Châu Á Thái Bình Dương, trả lời phóng viên báo Utusan(Malaysia), đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nói rằng ở nước chúng tôi có thời kỳ giá một trứng vịt 30 đồng, trong khi đó giá một ký thép 5 đồng. Phải có đến 6 kg thép mới mua được một trứng vịt. Trên thế giới không ai làm như thế cả. Chuyện ấy khó tin, nhưng lại là một sự thật. Và đó chỉ là một trong muôn vàn chuyện nghịch lý đã và đang xảy ra ở đất nước ta.
Một giáo viên sau 13 năm giảng dạy, thấy đời sống quá khó khăn, không còn đủ sức theo ngành giáo nữa bèn xin nghỉ dạy. Nhà nước cấp cho chị 13 tháng lương va 6 tháng gạo, qui ra tiền tổng cộng 300.000 đồng. Mang số tiền ấy gửi tiết kiệm lấy lãi 8% mỗi tháng, như vậy không cần phải đi làm việc, mỗi tháng cô giáo lãnh được 24.000 đồng…hơn xa tiền lương lúc còn đi dạy.
Một em bé bán nước tại chợ Cồn Đà Nẵng, mỗi ngày mùa nắng đổ được 30 ấm, mỗi ấm kiếm được 100 đồng, vị chi mỗi tháng thu vào 90.000 đồng. Lương của một vị giáo sư đại học phải thua xa.
Có một dạo, tỉnh nầy thừa gạo nên đem nuôi heo, trong khi thành phố bên cạnh đang thiếu gạo phải cho dân ăn bobo và sắn lát thay cơm.

KHÔNG THỂ MÀI QUYỀN LỰC ĐỂ TƯ LỢI


 GS TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý:  Không thể mài quyền lực để tư lợi
GS- TS Lê Hồng Hạnh

GS-TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý: Không thể mài quyền lực để tư lợi

 Nhân dịp Quốc khánh 2- 9, GS- TS Lê Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) trao đổi với PV xung quanh câu chuyện xây dựng Nhà nước pháp quyền và việc sửa đổi Hiến pháp sắp tới.

Dân chủ là mục tiêu tối thượng
Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên khẳng định việc xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, ông có thể nói cụ thể về mục tiêu này?