Lê Văn
"Người không biết lịch sử nước mình là một con trâu đi cầy ruộng.
Cầy với ai cũng được mà cầy ruộng nào cũng được.” (Nguyễn Huy Tưởng)
"Người không biết lịch sử nước mình là một con trâu đi cầy ruộng.
Cầy với ai cũng được mà cầy ruộng nào cũng được.” (Nguyễn Huy Tưởng)
Sau một thời gian tranh luận gay gắt giữa các nhà nghiên cứu lịch sử và Bộ Giáo dục - Đào tạo (gọi tắt là Bộ) về việc có nên đưa nội dung lịch sử vào một môn tích hợp hay không, ngày 6/12 diễn ra cuộc họp giữa Bộ và Hội khoa học Lịch sử, tại đây, hai cơ quan này đã tìm được tiếng nói chung.
Theo đó, bậc Tiểu học, Lịch sử sẽ tích hợp cùng một số môn khoa học khác, chủ yếu giáo dục Lịch sử qua các câu chuyện lịch sử. Bậc THCS, có hai phương án cần tiếp tục suy nghĩ. Phương án một, Lịch sử và Địa lý là hai môn độc lập, viết thêm phần tích hợp hai môn này để học sinh phát triển khả năng tổng hợp (tức là có 3 cuốn sách). Phương án hai, xây dựng Lịch sử, Địa lý tích hợp gồm phân môn Lịch sử, phân môn Địa lý, các chuyên đề liên môn (chỉ có một cuốn sách).
Bậc THPT, Lịch sử là môn bắt buộc. Học sinh muốn thi đại học có môn Lịch sử sẽ chọn Lịch sử nâng cao. Học sinh khác học môn Sử-Địa với kiến thức cơ bản. Như vậy, tất cả học sinh đều học Lịch sử nhưng ở cấp độ kiến thức khác nhau.
Tóm lại, về vị trí môn học, “mèo lại hoàn mèo” lịch sử vẫn là lịch sử. Chỉ có một điều khác là, ở hai bậc học đều có một môn mới là môn Sử-Địa gộp (không phải tích hợp) kiến thức Lịch sử và Địa lý thành một môn học có hai phân môn. Điều này mới, nhưng chỉ mới với các nhà quản lý giáo dục nước CHXHCNVN và giới sử học marxist, còn với dân miền Nam trước 1975 thì không có gì là lạ. Hồi ấy trung học đệ nhất cấp (THCS bây giờ) và trung học đệ nhị cấp (THPT bây giờ) đều có môn Sử-Địa do một giáo sư (nay gọi là giáo viên) giảng dạy. Tôi vẫn giữ được cuốn sách Sử-Địa lớp 12 do Ngô Đình Độ biên soạn, ấn hành 1974 (tiếc là bị mất bìa 1).
Bìa gáy sách giáo khoa Sử-Địa xuất bản 1974 ở miền Nam
|