GS. TS. Chu Hảo
Hiến pháp 1946 của nước ta đã được giới học thuật về luật pháp trong vào ngoài nước ngày nay khẳng định là bản Hiến pháp tiến bộ nhất so với các bản khác, được Quốc hội nước nhà ban hành vào các năm1959, 1980 và 1992. Vì lẽ đó, nguyện vọng thiết tha của toàn dân vào lúc này là Hiếp pháp 1992 phải được sửa đổi một cách thực chất để trở lại những tư tưởng cơ bản của Hiến pháp 1946 là Dân Chủ-Cộng hòa-Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.
Nếu Hiến pháp Mỹ 1787 ( vẫn đang thực thi liên tục trong hơn 200 năm qua và được coi là bản Hiến pháp có giá trị bền vững nhất trong lịch sử luật pháp thế giới vì chứa đựng đầy đủ nhất tinh thần thời đại về Nhân quyền và Dân quyền ) đã được xây dựng một cách hết sức công phu bởi 55 nhà lập pháp kiệt xuất mà Thomas Jefferson (1743-1826, tác giả Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776) gọi là “những người con của thánh thần” (xem Nguyễn Cảnh Bình, Hiến pháp Mỹ đã được làm ra như thế nào, Nxb Tri thức, 2010), thì Hiến pháp 1946 của nước ta, theo cảm nhận của chúng tôi, thực sự đã được làm ra chủ yếu bởi chỉ một người, mà vào thời điểm lịch sử đó, cũng xứng đáng là “người con của thánh thần”, ấy là Hồ Chí Minh.
.
Hiến pháp 1946 của nước ta đã được giới học thuật về luật pháp trong vào ngoài nước ngày nay khẳng định là bản Hiến pháp tiến bộ nhất so với các bản khác, được Quốc hội nước nhà ban hành vào các năm1959, 1980 và 1992. Vì lẽ đó, nguyện vọng thiết tha của toàn dân vào lúc này là Hiếp pháp 1992 phải được sửa đổi một cách thực chất để trở lại những tư tưởng cơ bản của Hiến pháp 1946 là Dân Chủ-Cộng hòa-Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.
Nếu Hiến pháp Mỹ 1787 ( vẫn đang thực thi liên tục trong hơn 200 năm qua và được coi là bản Hiến pháp có giá trị bền vững nhất trong lịch sử luật pháp thế giới vì chứa đựng đầy đủ nhất tinh thần thời đại về Nhân quyền và Dân quyền ) đã được xây dựng một cách hết sức công phu bởi 55 nhà lập pháp kiệt xuất mà Thomas Jefferson (1743-1826, tác giả Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776) gọi là “những người con của thánh thần” (xem Nguyễn Cảnh Bình, Hiến pháp Mỹ đã được làm ra như thế nào, Nxb Tri thức, 2010), thì Hiến pháp 1946 của nước ta, theo cảm nhận của chúng tôi, thực sự đã được làm ra chủ yếu bởi chỉ một người, mà vào thời điểm lịch sử đó, cũng xứng đáng là “người con của thánh thần”, ấy là Hồ Chí Minh.
.
.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Giòng cuối cùng của phần Phụ lục trong bài diễn ca tuyên truyền cách mạng “ Lịch sử nước ta ” viết vào tháng 2 năm 1942 ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh đã có một dự báo thiên tài: “VIỆT NAM ĐỘC LẬP 1945”. Không thể không nghĩ rằng, ngay từ lúc ấy Hồ Chí Minh đã nghĩ đến việc soạn thảo một Tuyên ngôn độc lập mang tầm vóc thời đại và một Hiến pháp phù hợp với trào lưu dân chủ thế giới.