NHỮNG ĐIỀU TA CHƯA BIẾT VỀ
NGỤC TRUNG NHẬT KÝ CŨNG NHƯ VỀ
QUÁ TRÌNH DỊCH THƠ NGỤC TRUNG NHẬT KÝ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
TRẦN ĐẮC THỌ
Nhân một dịp được đi nghỉ ở Quảng Ninh ba tuần lễ, có nhiều thì giờ nhàn rỗi, tôi đã sang Hòn Gai tìm mua sách báo về đọc, trong số đó có cuốn Nhật ký trong tù(NKTT) của Bác Hồ, tái bản năm 1983. Tôi có quyển NKTT in lần đầu tiên năm 1960, nhưng vẫn mua quyển vừa nói để xem có gì khác trước, vì tôi có bản chụp nguyên tác của Bác Hồ với tiêu đề Ngục trung nhật ký (NTNK), tôi đã đọc kỹ và khi đem đối chiếu với bản dịch, tôi có những thắc mắc mà mãi đến nay vẫn chưa được giải đáp. May ở thư viện nhà nghỉ có bản in năm 1960, nên việc so sánh cũng thuận tiện.
Nhân tu chính các bản dịch của các Nhà xuất bản mà có nhiều người có ý kiến, tôi đã xem lại bản dịch đầu tiên của Nhà xuất bản Văn hóa phát hành vào dịp kỷ niệm Bác Hồ tròn 70 tuổi (19-5-1960). Lần phát hành ấy, bản dịch chỉ có 114 bài (kể cả 1 bài không có trong NTNK là bài Mới ra tù tập leo núi). So với nguyên tác 133 bài, lần xuất bản năm 1960 đã để lại 20 bài không dịch.
Kể từ năm 1960, hàng triệu bản đã được ấn hành để dùng trong các trường Phổ thông trung học và Đại học, song nội dung vẫn sử dụng bản dịch năm 1960 nên vẫn còn những chỗ thiếu, chỗ dịch sai... thậm chí có chỗ còn sửa văn của Bác. Đó là một điều không thể chấp nhận về mặt văn bản học. Bản năm 1983 có dịch thêm mấy bài, song các bài đã dịch từ năm 1960 hầu như vẫn giữ nguyên như cũ. Có lần tôi đã tìm hỏi đồng chí Vũ Kỳ là Bí thư của Bác Hồ (Theo quy định, đồng chí Vũ Kỳ có nhiệm vụ nhận những công văn, giấy tờ, kể cả thư riêng gửi lên Bác và khi Bác trả lời cũng do Văn phòng đồng chí Vũ Kỳ vào sổ, nhập phong bì chuyển đi). Đồng chí Vũ Kỳ cho tôi biết: “[đồng chí] không hề nhận được giấy tờ của ai xin ý kiến sửa đổi thơ Bác”, và tất nhiên cũng không có hồi âm của Bác chuyển qua đồng chí Vũ Kỳ. Duy, khoảng đầu năm 1960, Văn phòng Phủ Chủ tịch có nhận được bản thảo tập NKTT đã được dịch ra thơ quốc văn với đề nghị “Bác xem và cho ý kiến”. Đồng chí Vũ Kỳ vội mang trình với Bác, Bác không xem và bảo: “Chú đọc cho Bác nghe mấy bài”. Đồng chí Vũ Kỳ mở tình cờ mấy trang và đọc cho Bác nghe. Được 3 bài, Bác ra hiệu ngừng và nói: “Chú trả lại ngay cho nơi gửi” và nói; “Thơ các chú dịch hay hơn thơ Bác”. (Lời đồng chí Vũ Kỳ, có được ghi âm).
Tôi nghĩ tìm hiểu được Bác Hồ viết nhật ký như thế nào và số phận tập Nhật ký đã lênh đênh ra sao cũng là một điều bổ ích và lý thú.
Tháng 9 năm 1996, trong cuộc họp Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ủy ban Hành chính Bắc Bộ (1946 - 1996) có các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Xiển... dự, tôi được gặp cụ Hồ Đức Thành(1). Cụ Thành năm ấy đã 85 tuổi, từng làm Biện sự xứ ở Long Châu (Trung Quốc) để giúp các tổ chức cách mạng Việt Nam cuối những năm 30, đầu những năm 40 thế kỷ này khi cần liên hệ với chính quyền của Tưởng Giới Thạch. Công khai, cụ còn đi dạy chữ Hán cho học sinh Trung Quốc để lấy tiền hoạt động.
Mùa hè năm 1943, cụ đã về Lam Sơn (Cao Bằng) gặp đồng chí Lã tức Bắc Vọng, tức Hoàng Đức Thạc là Bí thư Liên tỉnh ủy Cao - Bắc – Lạng. Cụ đã báo cáo tình hình công tác của mình ở Long Châu, được đồng chí Lã cho nghe tình hình trong nước, giao cho một số nhiệm vụ, trong đó có việc “bằng mọi cách tìm ra tung tích Ông Cụ (Bác Hồ); Kết quả ra sao, báo tin về nước ngay”. (ở nhà lúc ấy, nghe phải một nguồn tin thất thiệt cho là Bác Hồ không còn nữa, nên ai cũng lo lắng, bán tín bán nghi).
Trở lại Long Châu, cụ Hồ Đức Thành vội đến tìm hiểu ở các nhà chức trách Trung Hoa dân quốc, song không ai biết tin gì (Lúc này, Bác Hồ của chúng ta đang trên đường bị “đệ giải” loanh quanh hết huyện này sang huyện khác của tỉnh Quảng Tây, nên không ai rõ tung tích). Mãi đến đầu trung tuần tháng 9 năm 1943, họ mới cho biết Hồ Chí Minh đã được trả lại tự do tại Liễu Châu. Cụ Hồ Đức Thành vội thu xếp đi Liễu Châu ngay và đã được gặp Bác Hồ ở Hợp tác xã của Đệ tứ Chiến khu do Trương Phát Khuê làm Tư lệnh.
Như vậy, cụ Hồ Đức Thành được gặp Bác Hồ vào khoảng cuối trung tuần tháng 9 năm 1943 sau khi Bác Hồ được trả tự do độ 9, 10 ngày và là một trong số ít người được gặp lại Bác sớm nhất, sau khi Bác ra tù. Bác Hồ, theo lời cụ Hồ Đức Thành, lúc ấy rất yếu, đi không vững. Bác được họ bố trí cho ở ngay trong Hợp tác xã quân đội (giống như kiểu các “căng tin” của ta thời bao cấp, có tổ chức bán cơm bữa cho ai muốn dùng). Bác Hồ được hưởng chế độ ưu đãi, nên có lúc ngồi ăn chung với các sĩ quan của Tướng Trương Phát Khuê(2).
Đồng chí Hồ Đức Thành với cương vị là Biện sự xứ, hằng ngày được vào Hợp tác xã gặp Bác Hồ, có khi ở lại cả ngày. Chuyến ấy, đồng chí Hồ Đức Thành ở lại Liễu Châu khoảng 20 ngày. Đồng chí báo cáo với Bác Hồ tình hình công tác ở Long Châu, nghe Bác Hồ giảng giải, phân tích những điều chưa hiểu rõ hoặc làm chưa tốt trong công tác Cách mạng ở hải ngoại, nghe Bác nhận xét về một số nhân vật Trung Hoa dân quốc ở Quảng Tây, về các hoạt động của Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam... Được độ hai tuần lễ, câu chuyện vãn dần. Căn buồng của Bác Hồ chỉ rộng hơn 10 mét vuông, có kê một giường gỗ không đến nỗi hẹp lắm, một bàn nhỏ và một ghế gỗ. Một bận đồng chí Hồ Đức Thành và Bác Hồ cùng nằm trên giường nhìn lên trần nhà, đột nhiên Bác hỏi Hồ Đức Thành: “Chú có đếm được số ngói trên trần không?” Hồ Đức Thành nhìn kỹ lại rồi đáp: “Thưa Cụ, tôi chịu”. Bác Hồ liền nói: “Thế mà tôi đếm được đấy; tôi chia mái ngói ra từng ô nhỏ rồi đếm, nhân lên và cộng lại”.
Có lần, Bác hỏi Hồ Đức Thành: “Chú có làm thơ không?” - “Thưa Cụ có”, đồng chí Hồ Đức Thành đáp.
- “Chú đọc tôi nghe một bài!” - Hồ Đức Thành dè dặt thưa: “Thưa Cụ, bài này tôi mới làm, chưa được hoàn chỉnh, xin Cụ phủ chính cho ạ!” Rồi Hồ Đức Thành đọc:
Kể từ năm 1960, hàng triệu bản đã được ấn hành để dùng trong các trường Phổ thông trung học và Đại học, song nội dung vẫn sử dụng bản dịch năm 1960 nên vẫn còn những chỗ thiếu, chỗ dịch sai... thậm chí có chỗ còn sửa văn của Bác. Đó là một điều không thể chấp nhận về mặt văn bản học. Bản năm 1983 có dịch thêm mấy bài, song các bài đã dịch từ năm 1960 hầu như vẫn giữ nguyên như cũ. Có lần tôi đã tìm hỏi đồng chí Vũ Kỳ là Bí thư của Bác Hồ (Theo quy định, đồng chí Vũ Kỳ có nhiệm vụ nhận những công văn, giấy tờ, kể cả thư riêng gửi lên Bác và khi Bác trả lời cũng do Văn phòng đồng chí Vũ Kỳ vào sổ, nhập phong bì chuyển đi). Đồng chí Vũ Kỳ cho tôi biết: “[đồng chí] không hề nhận được giấy tờ của ai xin ý kiến sửa đổi thơ Bác”, và tất nhiên cũng không có hồi âm của Bác chuyển qua đồng chí Vũ Kỳ. Duy, khoảng đầu năm 1960, Văn phòng Phủ Chủ tịch có nhận được bản thảo tập NKTT đã được dịch ra thơ quốc văn với đề nghị “Bác xem và cho ý kiến”. Đồng chí Vũ Kỳ vội mang trình với Bác, Bác không xem và bảo: “Chú đọc cho Bác nghe mấy bài”. Đồng chí Vũ Kỳ mở tình cờ mấy trang và đọc cho Bác nghe. Được 3 bài, Bác ra hiệu ngừng và nói: “Chú trả lại ngay cho nơi gửi” và nói; “Thơ các chú dịch hay hơn thơ Bác”. (Lời đồng chí Vũ Kỳ, có được ghi âm).
Tôi nghĩ tìm hiểu được Bác Hồ viết nhật ký như thế nào và số phận tập Nhật ký đã lênh đênh ra sao cũng là một điều bổ ích và lý thú.
Tháng 9 năm 1996, trong cuộc họp Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ủy ban Hành chính Bắc Bộ (1946 - 1996) có các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Xiển... dự, tôi được gặp cụ Hồ Đức Thành(1). Cụ Thành năm ấy đã 85 tuổi, từng làm Biện sự xứ ở Long Châu (Trung Quốc) để giúp các tổ chức cách mạng Việt Nam cuối những năm 30, đầu những năm 40 thế kỷ này khi cần liên hệ với chính quyền của Tưởng Giới Thạch. Công khai, cụ còn đi dạy chữ Hán cho học sinh Trung Quốc để lấy tiền hoạt động.
Mùa hè năm 1943, cụ đã về Lam Sơn (Cao Bằng) gặp đồng chí Lã tức Bắc Vọng, tức Hoàng Đức Thạc là Bí thư Liên tỉnh ủy Cao - Bắc – Lạng. Cụ đã báo cáo tình hình công tác của mình ở Long Châu, được đồng chí Lã cho nghe tình hình trong nước, giao cho một số nhiệm vụ, trong đó có việc “bằng mọi cách tìm ra tung tích Ông Cụ (Bác Hồ); Kết quả ra sao, báo tin về nước ngay”. (ở nhà lúc ấy, nghe phải một nguồn tin thất thiệt cho là Bác Hồ không còn nữa, nên ai cũng lo lắng, bán tín bán nghi).
Trở lại Long Châu, cụ Hồ Đức Thành vội đến tìm hiểu ở các nhà chức trách Trung Hoa dân quốc, song không ai biết tin gì (Lúc này, Bác Hồ của chúng ta đang trên đường bị “đệ giải” loanh quanh hết huyện này sang huyện khác của tỉnh Quảng Tây, nên không ai rõ tung tích). Mãi đến đầu trung tuần tháng 9 năm 1943, họ mới cho biết Hồ Chí Minh đã được trả lại tự do tại Liễu Châu. Cụ Hồ Đức Thành vội thu xếp đi Liễu Châu ngay và đã được gặp Bác Hồ ở Hợp tác xã của Đệ tứ Chiến khu do Trương Phát Khuê làm Tư lệnh.
Như vậy, cụ Hồ Đức Thành được gặp Bác Hồ vào khoảng cuối trung tuần tháng 9 năm 1943 sau khi Bác Hồ được trả tự do độ 9, 10 ngày và là một trong số ít người được gặp lại Bác sớm nhất, sau khi Bác ra tù. Bác Hồ, theo lời cụ Hồ Đức Thành, lúc ấy rất yếu, đi không vững. Bác được họ bố trí cho ở ngay trong Hợp tác xã quân đội (giống như kiểu các “căng tin” của ta thời bao cấp, có tổ chức bán cơm bữa cho ai muốn dùng). Bác Hồ được hưởng chế độ ưu đãi, nên có lúc ngồi ăn chung với các sĩ quan của Tướng Trương Phát Khuê(2).
Đồng chí Hồ Đức Thành với cương vị là Biện sự xứ, hằng ngày được vào Hợp tác xã gặp Bác Hồ, có khi ở lại cả ngày. Chuyến ấy, đồng chí Hồ Đức Thành ở lại Liễu Châu khoảng 20 ngày. Đồng chí báo cáo với Bác Hồ tình hình công tác ở Long Châu, nghe Bác Hồ giảng giải, phân tích những điều chưa hiểu rõ hoặc làm chưa tốt trong công tác Cách mạng ở hải ngoại, nghe Bác nhận xét về một số nhân vật Trung Hoa dân quốc ở Quảng Tây, về các hoạt động của Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam... Được độ hai tuần lễ, câu chuyện vãn dần. Căn buồng của Bác Hồ chỉ rộng hơn 10 mét vuông, có kê một giường gỗ không đến nỗi hẹp lắm, một bàn nhỏ và một ghế gỗ. Một bận đồng chí Hồ Đức Thành và Bác Hồ cùng nằm trên giường nhìn lên trần nhà, đột nhiên Bác hỏi Hồ Đức Thành: “Chú có đếm được số ngói trên trần không?” Hồ Đức Thành nhìn kỹ lại rồi đáp: “Thưa Cụ, tôi chịu”. Bác Hồ liền nói: “Thế mà tôi đếm được đấy; tôi chia mái ngói ra từng ô nhỏ rồi đếm, nhân lên và cộng lại”.
Có lần, Bác hỏi Hồ Đức Thành: “Chú có làm thơ không?” - “Thưa Cụ có”, đồng chí Hồ Đức Thành đáp.
- “Chú đọc tôi nghe một bài!” - Hồ Đức Thành dè dặt thưa: “Thưa Cụ, bài này tôi mới làm, chưa được hoàn chỉnh, xin Cụ phủ chính cho ạ!” Rồi Hồ Đức Thành đọc:
THĂM BÁC VỪA THOÁT NẠN
Nhớ Bác những ngày tại Liễu Châu,
Ra tù mươi bữa khóc ôm nhau!
Thân hình gầy guộc đi không vững,
Mái tóc lưa thưa lại lở đầu.
Đôi mắt lung linh ngời ánh sáng,
Từng lời ấm ấp đậm tình sâu.
Gông cùm, xiềng xích không lay chuyển,
Quyết dựng cơ đồ, chí vút cao!
- “Hừ ! chú này thật đa sự !” Bác nói, rồi chuyển ngay sang chuyện khác. Chính ở thời điểm này, một buổi sáng, Bác Hồ đã cho đồng chí Hồ Đức Thành xem tập Ngục trung nhật ký. Nó được đóng bằng những tờ giấy báo cắt ra khâu lại, chữ được viết bằng bút máy, khổ giấy to hơn quyển NTNK bằng giấy bản, hiện lưu trữ ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Xét về mặt văn bản học, quyển mà đồng chí Hồ Đức Thành xem mới đích thực là chính bản;bản lưu trữ hiện nay ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam chỉ là á bản. Theo lời cụ Thành, khi chép lại, Bác Hồ có sửa. Chẳng hạn, bài Khai quyển, bài mở đầu tập NTNK đã được Bác Hồ viết như sau ở chính bản:
KHAI QUYỂN
Lão phu bản bất sính ngâm thi,
Nhân vị ngục trung vô sở vi.
Liêu tá ngâm thi ma tuế nguyệt ,
Ngâm thi đẳng đãi tự do thì.
Bác Hồ khi chép lại, đã sửa thành:
Lão phu nguyên bất ái ngâm thi,
Nhân vị tù trung vô sở vi.
Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật,
Thả ngâm thả đãi tự do thì.
Bác Hồ lại cho các đồng chí Hồ Đức Thành biết: bài Vấn thoại,bài thứ 10 trong tập NTNK, được làm sau khi Bác bị Vương Chi Ngũ(3) chất vấn: “Anh sang Trung Quốc liên lạc với Hán gian hay với Nhật Bản?” Bác đáp: “Tôi là người bị bắt, song tôi có nhân cách của tôi, anh hỏi thế, tôi không trả lời”. Chúng bàn với nhau định mang Bác ra tra tấn. Có tên đã nêu ý kiến: “Tra tấn cũng không khai thác được gì đâu. Chi bằng giải lên cấp trên lĩnh thưởng!”. Nghe cụ Thành kể đến đây, người viết bài này mới rõ lý do Bác Hồ viết đầu đề bài thơ là “Vấn thoại” (Hỏi chuyện) mà không phải là “Vấn cung” vì Bác không chịu nhận mình là kẻ có tội, nên không có gì để cung khai; Bác chỉ một mực cho mình là kẻ bị bắt oan. Đọc hết tập NTNK, cụ Thành có hỏi Bác Hồ vì sao ở bìa tập nhật ký lại ghi: 29.8.1932 - 10.9.1933. Bác đáp: “Mình muốn đánh lạc hướng, ai hiểu thế nào thì hiểu”.
Nhân tiện tôi có hỏi cụ Thành về việc có người cho rằng trong NTNK, Bác Hồ đã viết sai chính tả nhiều chữ. Bác Hồ thường viết chữ ( ngã: ta) và ( dục: muốn) là 2 chữ không có trong tự điển thông dụng hiện nay. Cụ Thành nói: “Bậy nào ! ở Trung Quốc, chỉ trong các giấy tờ Nhà nước hay trong sách dùng cho học sinh mới bắt buộc phải viết nghiêm chỉnh, ngang bằng sổ ngay (trừ những chữ đã được thay bằng giản thể do Bộ giáo dục quy định). Bình thường viết cho nhau, người ta có quyền viết tắt gọi là “tỉnh bút” (省 筆). Riêng về chữ “ngã” Bác viết “” là một kiểu chữ thảo dùng trong dân dã, nhất là ở hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây là nơi Bác có thời kỳ dài hoạt động Cách mạng, nên không có tự điển thông dụng nào ghi. Bác Hồ viết nhật ký riêng của mình, dùng lối “tỉnh bút” là dĩ nhiên. Trong Trung văn có những chữ nhiều đến trên 30 nét, ai mà nhớ nổi được. Ngay người Trung Quốc có học vấn cao, vẫn phải tra tự điển đối với những chữ nhiều nét hoặc dễ lẫn lộn giữa chữ này chữ kia. Kiểu như ở bên ta, nhiều lúc ta băn khoăn không biết nên viết thế nào cho phải các phụ âm “d”, “gi”, “r”, “s”, “x”, lại phải tra tự điển, mà chữ Quốc ngữ của ta còn đơn giản hơn chữ Trung Quốc nhiều.
Khi về Pác Bó(4), Bác Hồ đã gửi quyển NTNK cho một nhà cơ sở mà không mang theo vào hang, vì sợ giấy bản không chịu được hơi ẩm trong hang. Cơ quan lúc ấy lại đổi chỗ ở luôn nên sau đó, Bác quên bẵng nơi gửi. Chính đồng chí Hồ Viết Thắng, người đồng hương với Bác Hồ, có thời là Bộ trưởng, là Phó Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch Nhà nước đã phát hiện ra tập nhật ký này và chính tay đồng chí Hồ Viết Thắng đã trao nó lại cho Bác. Đồng chí Hồ Viết Thắng còn nhớ khi nhận được tập nhật ký, Bác đã nói: “Mình cứ tưởng quyển này đã bị mất rồi, may lại tìm thấy” (Phát biểu của đồng chí Hồ Viết Thắng, có được ghi âm). Có một điều chúng ta không ngờ: Bác đã cho đưa quyển NTNK vào phòng lưu trữ của Văn phòng Trung ương Đảng.
Mọi chuyện chìm vào quên lãng. Chúng ta không biết số phận tập NTNK sẽ ra sao nếu không có những sự việc sau đây: Đồng chí Hùng, người giữ Phòng lưu trữ lại không biết chữ Hán và khi gửi tập nhật ký vào, cũng không ai nói về lai lịch tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nên đồng chí Hùng xếp vào một góc phòng lẫn với những sách vở tài liệu chữ Hán khác.
Phải đến đầu năm 1959, quyển NTNK mới được đồng chí Phạm Văn Bình tình cờ phát hiện ra. Đồng chí Phạm Văn Bình nguyên là Trưởng ban Giáo vụ Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc; đồng chí được phân công giảng về Cách mạng Việt Nam thời kỳ 1939 - 1945, nên đã đến Phòng lưu trữ của Trung ương Đảng đọc thêm tài liệu. Trong một góc buồng tối, đồng chí thấy một đống sách chữ Hán. Đồng chí Bình đã từng học mấy năm chữ Hán ở Trung Quốc, nên sau một lúc lục lọi, đồng chí đã moi ra được quyển NTNK to hơn bàn tay một chút của Bác Hồ. Đồng chí mang ra đưa cho đồng chí Hùng. Đồng chí Hùng không biết là quyển gì. Sau khi nghe đồng chí Phạm Văn Bình giảng giải, đồng chí Hùng mới hiểu rõ giá trị quyển “sổ” có bìa lem luốc mà đồng chí đã giữ bấy lâu nay. Đồng chí Hùng thuận cho đồng chí Bình mượn mang về dịch với điều kiện dịch xong, sẽ nộp cho phòng lưu trữ một bản dịch.
Đồng chí Phạm Văn Bình mang về giao cho đồng chí Văn Phụng là phiên dịch chữ Hán của trường phiên âm và dịch nghĩa. Dịch xong đến đâu, đưa lại cho đồng chí Bình đến đấy để đồng chí dịch ra thơ Quốc âm (Đồng chí Văn Phụng không biết làm thơ). Khi dịch thơ, đồng chí Bình lấy bút danh là Văn Trực; gặp chỗ nào ngờ ngợ về ngữ nghĩa đồng chí Phạm Văn Bình lại tranh thủ ý kiến cụ Phó bảng Bùi Kỷ khi ấy đang là học viên ở trường, và các nhân sĩ trí thức trong lớp.
Khi dịch xong 133 bài thơ trong NTNK, đồng chí Bình mang báo cáo với đồng chí Trường Chinh thường có giờ giảng ở trường. Đồng chí Trường Chinh khuyên nên đưa cho đồng chí Tố Hữu, hồi đó là Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, Bí thư Học ủy của trường, lại là một nhà thơ. Một sáng chủ nhật, đồng chí Phạm Văn Bình đã đến nhà đồng chí Tố Hữu lúc ấy còn ở phố Lý Thường Kiệt, song không gặp. Đồng chí Bình viết thư và để toàn bộ tập tài liệu lại. Vào 5 giờ chiều hôm ấy, đồng chí Tố Hữu đã cho xe xuống đón đồng chí Bình. Đồng chí Bình đến nơi đã thấy hai đồng chí Đặng Thai Mai và Hoài Thanh đến trước. Cuộc họp ngắn gọn. Đồng chí Tố Hữu giao nhiệm vụ cho Viện Văn học (hồi đó đồng chí Đặng Thai Mai là Viện trưởng, đồng chí Hoài Thanh là Viện phó). Về cơ quan, hai đồng chí đã giao cho đồng chi Nam Trân cùng làm việc gấp với đồng chí Phạm Văn Bình để kịp sang năm 1960, có thể phát hành sách vào dịp Bác Hồ tròn 70 tuổi (19 - 5 - 1960). Hai đồng chí Phạm Văn Bình và Nam Trân sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đã nộp bản thảo cho Viện Văn học.
Vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ năm ấy, cuốn sách được phát hành rộng rãi. Đồng chí Bình không thấy tên mình được nhắc tới trong cuốn sách dịch, dù chỉ một lần. Đồng chí Bình có hỏi đồng chí Nam Trân. Đồng chí Nam Trân nói có lẽ sơ suất tại Nhà xuất bản. Công việc chấm dứt ở đó với nỗi niềm không mấy vui của đồng chí Phạm Văn Bình (câu chuyện này cũng được ghi âm).
Sau đó các Nhà xuất bản Giáo dục, Đại học và Trung học chuyên nghiệp dựa vào bản dịch năm 1960, hàng năm ấn hành để dùng trong các nhà trường.
Phải đến năm 1990, 1991 mới có những bản dịch trọn vẹn 133 bài thơ trong NTNK của Viện Văn học và Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Riêng bản của Viện Văn học vẫn đưa thêm bài Tân xuất ngục, học đăng sơn” vào trong tập NKTT thành ra 134 bài. Việc dịch trọn vẹn NTNK là yêu cầu của đồng chí Trường Chinh khi đồng chí là Chủ tịch nước. Bản của Viện Văn học có bổ sung, sửa chữa một số bài. Bản của Nhà xuất bản Khoa học xã hội có dịch lại gần ba phần tư các bài thơ đã dịch trước đây.
Tôi không hiểu tại sao Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin tháng 8 năm 1996 lại cho ra đời một cuốn NKTT chỉ có 114 bài (kể cả bài Mới ra tù tập leo núi không có trong NTNK). Như vậy còn thiếu 20 bài không dịch. Tất cả những bài in trong NKTT lần này hầu như đều lấy nguyên văn bản dịch năm 1960 của Viện Văn học. Không những thế, lại còn bỏ cả những chú thích của Bác Hồ, đảo lộn trật tự các bài thơ, không tôn trọng trật tự vốn có của nguyên tác mà tác giả đã ghi và đánh số cẩn thận. Trong NTNK, Bác Hồ dùng nhiều phương ngữ Quảng Đông là nơi Bác đã hoạt động nhiều năm, đã từng viết bài cho các báo Trung Quốc ở tỉnh ấy. Bác bị bắt ở Quảng Tây một cách vô cớ, bị giam lẫn với các tù nhân Trung Quốc cũng nói tiếng Quảng Đông (ở Quảng Tây từ Quế Lâm trở xuống nói tiếng Quảng Đông). Các bản dịch cũ không chú ý tới điểm này nên đã có bài hiểu sai ý Bác và đã sửa cả thơ Bác khi không tìm được xuất xứ.
Bài viết này nếu ngừng ở đây sẽ là một thiết sót lớn nếu không nhắc lại ý kiến của đồng chí Tố Hữu, một người đã theo dõi việc tổ chức dịch và in cho kịp ngày thượng thọ 70 tuổi của Bác Hồ. Sáng ngày 25 tháng 2 năm 1998, tôi đã được đồng chí Tố Hữu tiếp chuyện. Nhà thơ của chúng ta rất khỏe, vui và cực kỳ minh mẫn. Tự nhiên nhà thơ lại đề cập đến bài thơ ĐườngPhong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Chúng tôi cùng trao đổi về bài thơ ấy đến hai mươi phút. Sau đó, đồng chí mới nói đến thơ chữ Hán của Bác Hồ, đúng vào vấn đề mà tôi đang muốn tìm hiểu. Tôi đã nêu một số câu hỏi và được đồng chí trả lời như sau:
1. Xác nhận đồng chí Phạm Văn Bình là người có công phát hiện tập NTNK bị bỏ quên ở kho lưu trữ của Trung ương Đảng, tổ chức phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ.
2. Đồng chí Tố Hữu đã giao cho đồng chí Đặng Thai Mai và đồng chí Hoài Thanh, Viện trưởng và Viện phó Viện Văn học chịu trách nhiệm xem lại bản dịch của đồng chí Bình để kịp phát hành sách vào dịp 19 - 5 - 1960.
3. Đồng chí Nam Trân cùng với đồng chí Phạm Văn Bình đã cùng nhau biên tập lại tập NKTT đã được dịch nghĩa và dịch thơ.
4. Bác Hồ không biết tập nhật ký của mình đang được mang dịch, nên việc nói Bác đồng ý cho sửa chữ này chữ nọ là không đúng. Bác không quan tâm nên sau khi sách được phát hành, Bác cũng không hề đọc, coi như chuyện đã qua.
5. Đồng chí Tố Hữu đã dịch lại hoàn toàn bài thơ Tình thiênmang số 130.
6. Đồng chí Tố Hữu có lần hỏi Bác về việc làm thơ ở trong tù, Bác bảo: “Trong tù không có việc gì làm nên làm thơ cho qua ngày tháng, cho họ biết mình bị bắt oan, mình chỉ là một người yêu nước thôi”.
7. Bác Hồ chưa bao giờ trao đổi với đồng chí Tố Hữu về một bài thơ nào và của ai.
8. Bác Hồ hay làm thơ chữ Hán vì chữ Hán súc tích, lời ít ý nhiều, lại có nhiều điển để diễn tả.
9. Bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy không phải của Bác Hồ. Có lẽ bài này là của đồng chí Xuân Thủy. Bác Hồ chưa một lần đi thuyền trên sông Đáy, làm sao lại có thơ được?
Cuối cùng, trước khi chia tay, đồng chí Tố Hữu cho biết chưa bao giờ đồng chí làm thơ nhiều như bây giờ vì lúc này tâm hồn thanh thản, không lo nghĩ gì (Thơ thường gửi đăng ở báoNhân dân và báo Văn nghệ).
CHÚ THÍCH
(1) Hồ Đức Thành: một nhà hoạt động cách mạng rất sớm, năm nay cụ 89 tuổi. Đầu năm 1946, cụ được bầu vào Quốc hội khóa I và làm đại biểu Quốc hội trong 14 năm. Cụ được cử làm ủy viên ngoại giao của ủy ban hành chính Bắc Bộ để đối phó với quân Tưởng sang giải giáp quân đội Nhật. (2) Xem cuốn Đầu nguồn, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1975, tr.416.
(3) Vương Chi Ngũ (王 之 伍): Đại tá đặc vụ Trung Hoa dân quốc, có sang Việt Nam công tác trong Bộ Tư lệnh giải giáp quân đội Nhật. Chi Ngũ có đến yết kiến Bác Hồ. Bác có tiếp và giao cho ủy viên ngoại giao UBHC Bắc Bộ Hồ Đức Thành chiêu đãi.
(4) Pác Bó: tiếng Tày, có nghĩa là “miệng nguồn”. Thường bị gọi nhầm là Pắc Bó.
Nguồn http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/0104.htm
Phải đến năm 1990, 1991 mới có những bản dịch trọn vẹn 133 bài thơ trong NTNK của Viện Văn học và Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Riêng bản của Viện Văn học vẫn đưa thêm bài Tân xuất ngục, học đăng sơn” vào trong tập NKTT thành ra 134 bài. Việc dịch trọn vẹn NTNK là yêu cầu của đồng chí Trường Chinh khi đồng chí là Chủ tịch nước. Bản của Viện Văn học có bổ sung, sửa chữa một số bài. Bản của Nhà xuất bản Khoa học xã hội có dịch lại gần ba phần tư các bài thơ đã dịch trước đây.
Tôi không hiểu tại sao Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin tháng 8 năm 1996 lại cho ra đời một cuốn NKTT chỉ có 114 bài (kể cả bài Mới ra tù tập leo núi không có trong NTNK). Như vậy còn thiếu 20 bài không dịch. Tất cả những bài in trong NKTT lần này hầu như đều lấy nguyên văn bản dịch năm 1960 của Viện Văn học. Không những thế, lại còn bỏ cả những chú thích của Bác Hồ, đảo lộn trật tự các bài thơ, không tôn trọng trật tự vốn có của nguyên tác mà tác giả đã ghi và đánh số cẩn thận. Trong NTNK, Bác Hồ dùng nhiều phương ngữ Quảng Đông là nơi Bác đã hoạt động nhiều năm, đã từng viết bài cho các báo Trung Quốc ở tỉnh ấy. Bác bị bắt ở Quảng Tây một cách vô cớ, bị giam lẫn với các tù nhân Trung Quốc cũng nói tiếng Quảng Đông (ở Quảng Tây từ Quế Lâm trở xuống nói tiếng Quảng Đông). Các bản dịch cũ không chú ý tới điểm này nên đã có bài hiểu sai ý Bác và đã sửa cả thơ Bác khi không tìm được xuất xứ.
Bài viết này nếu ngừng ở đây sẽ là một thiết sót lớn nếu không nhắc lại ý kiến của đồng chí Tố Hữu, một người đã theo dõi việc tổ chức dịch và in cho kịp ngày thượng thọ 70 tuổi của Bác Hồ. Sáng ngày 25 tháng 2 năm 1998, tôi đã được đồng chí Tố Hữu tiếp chuyện. Nhà thơ của chúng ta rất khỏe, vui và cực kỳ minh mẫn. Tự nhiên nhà thơ lại đề cập đến bài thơ ĐườngPhong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Chúng tôi cùng trao đổi về bài thơ ấy đến hai mươi phút. Sau đó, đồng chí mới nói đến thơ chữ Hán của Bác Hồ, đúng vào vấn đề mà tôi đang muốn tìm hiểu. Tôi đã nêu một số câu hỏi và được đồng chí trả lời như sau:
1. Xác nhận đồng chí Phạm Văn Bình là người có công phát hiện tập NTNK bị bỏ quên ở kho lưu trữ của Trung ương Đảng, tổ chức phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ.
2. Đồng chí Tố Hữu đã giao cho đồng chí Đặng Thai Mai và đồng chí Hoài Thanh, Viện trưởng và Viện phó Viện Văn học chịu trách nhiệm xem lại bản dịch của đồng chí Bình để kịp phát hành sách vào dịp 19 - 5 - 1960.
3. Đồng chí Nam Trân cùng với đồng chí Phạm Văn Bình đã cùng nhau biên tập lại tập NKTT đã được dịch nghĩa và dịch thơ.
4. Bác Hồ không biết tập nhật ký của mình đang được mang dịch, nên việc nói Bác đồng ý cho sửa chữ này chữ nọ là không đúng. Bác không quan tâm nên sau khi sách được phát hành, Bác cũng không hề đọc, coi như chuyện đã qua.
5. Đồng chí Tố Hữu đã dịch lại hoàn toàn bài thơ Tình thiênmang số 130.
6. Đồng chí Tố Hữu có lần hỏi Bác về việc làm thơ ở trong tù, Bác bảo: “Trong tù không có việc gì làm nên làm thơ cho qua ngày tháng, cho họ biết mình bị bắt oan, mình chỉ là một người yêu nước thôi”.
7. Bác Hồ chưa bao giờ trao đổi với đồng chí Tố Hữu về một bài thơ nào và của ai.
8. Bác Hồ hay làm thơ chữ Hán vì chữ Hán súc tích, lời ít ý nhiều, lại có nhiều điển để diễn tả.
9. Bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy không phải của Bác Hồ. Có lẽ bài này là của đồng chí Xuân Thủy. Bác Hồ chưa một lần đi thuyền trên sông Đáy, làm sao lại có thơ được?
Cuối cùng, trước khi chia tay, đồng chí Tố Hữu cho biết chưa bao giờ đồng chí làm thơ nhiều như bây giờ vì lúc này tâm hồn thanh thản, không lo nghĩ gì (Thơ thường gửi đăng ở báoNhân dân và báo Văn nghệ).
CHÚ THÍCH
(1) Hồ Đức Thành: một nhà hoạt động cách mạng rất sớm, năm nay cụ 89 tuổi. Đầu năm 1946, cụ được bầu vào Quốc hội khóa I và làm đại biểu Quốc hội trong 14 năm. Cụ được cử làm ủy viên ngoại giao của ủy ban hành chính Bắc Bộ để đối phó với quân Tưởng sang giải giáp quân đội Nhật. (2) Xem cuốn Đầu nguồn, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1975, tr.416.
(3) Vương Chi Ngũ (王 之 伍): Đại tá đặc vụ Trung Hoa dân quốc, có sang Việt Nam công tác trong Bộ Tư lệnh giải giáp quân đội Nhật. Chi Ngũ có đến yết kiến Bác Hồ. Bác có tiếp và giao cho ủy viên ngoại giao UBHC Bắc Bộ Hồ Đức Thành chiêu đãi.
(4) Pác Bó: tiếng Tày, có nghĩa là “miệng nguồn”. Thường bị gọi nhầm là Pắc Bó.
Nguồn http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/0104.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Nếu bạn không có tài khoản Google hoặc không muốn đăng nhập, hãy chọn ""ẩn danh"" trong mục "nhận xét với tên"