Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

MỘT NGÔI MIẾU KHÓ HIỂU TRONG KHU DU LỊCH GHỀNH RÁNG

Nằm trong phạm vi danh thắng quốc gia Ghềnh Ráng (Quy Nhơn, Bình Định) có một ngôi miếu mà người dân hay gọi  là Dinh Bà Chúa Ngọc. Có nhiều điểm cần nói về ngôi miếu này


Mù mờ về lịch sử
            Người trông nom nhang khói cho ngôi miếu là một cụ ông. Được biết cụ có nhà cửa đàng hoàng ở Khu 2 (Quy Nhơn), tự nguyện đến đây làm công quả (chăm nom không lấy tiền công). Khi hỏi về lịch sử nhân vật được thờ tự, cụ nói do giấy tờ, sổ sách bị mất hết nên không hề biết về Bà, chỉ biết Bà rất thiêng và được nhân dân lập miếu thờ. Ngôi miếu có từ trước năm 1975 nằm ở vị trí mà hiện nay thuộc khuôn viên resort Hoàng Gia. Năm 2004, khi resort được xây dựng, chủ đầu tư lúc đó là tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai dời về vị trí hiện nay và được xây dựng khang trang hơn . “Lịch sử” chỉ có vậy.
            Tên gọi không thống nhất
            Đến nơi này, đập vào mắt trước tiên là cái cổng khá vững chải. Hai trụ cổng có câu đối bằng chữ Hán ( viết hơi nguệch ngoạc), phía trên đề 3 chữ Hán lớn 荣聖母 (vinh Thánh Mẫu, đọc từ trái sang phải ). Bên dưới ba chữ Hán là dòng chữ Quốc ngữ: Dinh Bà Chúa Ngọc. Thế nhưng vào bên trong, trước sảnh ngôi miếu lại ghi庙山海 (Hải Sơn miếu, đọc từ phải sang trái ), vào trong ban thờ lại là庙婆主母 ( Mẫu Chúa/Chủ Bà miếu, đọc từ phải sang trái). Như vậy, tên chính thức của ngôi miếu này là gì. Các tên gọi này không liên quan nhau, nên chắc chắn không phải là những cách gọi khác nhau của một cái tên.


            Chữ không có nghĩa
            Điều đáng nói nhất ở đây là 3 chữ Hán lớn đề trên cổng chính荣聖母. Trước hết tìm hiểu nghĩa của chữ (vinh). Theo Hán Việt từ điển của Thiều Chửu, có mấy nét nghĩa:
      Tốt tươi: 春榮冬枯 Mùa xuân tốt tươi, mùa đông khô héo; 欣欣向榮 Vươn lên vùn vụt, phơi phới đi lên;
        Thịnh vượng: 繁榮 Phồn vinh; 華榮 Vinh hoa, hiển vinh;
      Vinh quang: 光榮 Vinh quang, vẻ vang; 榮幸 Vinh hạnh, vẻ vang và may mắn;
      (thực) Cây vinh;
      (văn) Mái cong;
      (y) Máu: 榮衛 Máu và khí;
        (Họ) Vinh.
Bây giờ, xét sự kết hợp giữa(vinh) với hai chữ kia là (thánh) (mẫu): 荣聖母. Đọc từ trái sang phải là vinh() Thánh() Mẫu(), đọc từ phải sang trái là Mẫu() Thánh() vinh(). Cả hai cách đọc đều cho thấy sự vô nghĩa của cụm từ荣聖母 (Vinh Thánh Mẫu / Mẫu Thánh Vinh). Tức là cụm từ này sai. Cái sai này theo suy đoán của chúng tôi xuất phát từ sự phát âm các từ/chữ có phụ âm đầu “v” và “d”. Với người Bình Định, 2 phụ âm đầu này phát âm như nhau. Ví dụ: màu vàng à màu dàng; dịu dàng à dịu dàng; đi về à đi dề… Như vậy, 3 chữ荣聖母 (vinh Thánh Mẫu) người Bình Định phát âm là Dinh Thánh Mẫu. Nghe phát âm như vậy thì cụm từ này có nghĩa. Còn đọc mặt chữ thì vô nghĩa. Khổ nỗi, khi đến đây, người ta nhìn mặt chữ chứ không phải nghe ai đó đọc 3 chữ này, nên họ không hiểu 3 chữ này nghĩa là gì.
Ba chữ Hán đọc là Vinh Thánh Mẫu hoặc Mẫu Thánh Vinh

            Ngôi miếu này nằm trong một danh thắng quốc gia thuộc hàng nhất tỉnh. Không ít du khách về Bình Định đã đến thăm danh thắng này. Và cũng không ít du khách đến thăm danh thắng này đã ghé lại ngôi miếu nói trên.
Nếu du khách là người đến ngôi miếu để tạo dáng chụp ảnh khoe lên facebook thì không nói làm gì, còn những du khách muốn tìm hiểu về ngôi miếu thì trả lời họ sao? Những người biết chữ Hán hoặc du khách Trung Quốc, Đài Loan… họ nghĩ gì về ta?

            Câu trả lời dành cho cơ quan quản lý danh thắng