Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

BIỂN HỒ

Đôi mắt PleiKu

   Chui ra khỏi chiếc xe buýt tuyến Kon Tum – Pleiku vừa dừng lại, đón ngay những hạt mưa lây phây rơi nhẹ lên người. Mát. Dễ chịu. 8 giờ, mặt trời lười biếng còn ngủ nướng nên bức màn mây xam xám vẫn phủ kín, che chở muôn loài.

HỘI THI HƯƠNG BÌNH ĐỊNH

   Từ thời Gia Long đến Thiệu Trị, sĩ tử các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận được phân phối ứng thí như sau: Các tỉnh từ Ðèo Cả trở ra thi ở trường Thừa Thiên, từ Ðèo Cả trở vào thi ở trường Gia Ðịnh.

NHỮNG KỶ NIỆM NGÀY ĐẦU GIẢI PHÓNG

Một góc thị trấn Ngô Mây (Phù Cát, Bình Định), Ảnh LVL
   Khoảng gần trưa ngày 29-3-1975, một cột khói đen ngòm cất lên trụ sở Ủy ban hành chính quận Phù Cát kèm theo một tiếng nổ long trời. Máy bay của chế độ Sài Gòn ném bom phá hủy trụ sở quận sau khi chính quyền tháo chạy.

Diễn biến chính trên chiến trường Bình Định năm 1975

    Thắng lợi dồn dập trên khắp chiến trường miền Nam đã tạo nên những thay đổi căn bản về so sánh lực lượng giữa ta và địch. Đầu tháng 1.1975, Bộ Chính trị hạ quyết tâm: tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã ngụy quân, đánh đổ ngụy quyền từ trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam…

QUA NGÕ



Qua ngõ nhà nàng ghé mắt


Những mong tìm lại người xưa,

Bổng nghe tim mình se sắt :

Trước hiên con trẻ tập bò.

MƯA Ở QUÊ NHÀ

Cho BH
Hiên ngoài gió lọt song thưa,
Đêm nằm thiếu phụ nghe mưa, ngóng chồng,
Phương xa lòng những thầm mong
Trời nghiêng cho nước đổ dồn về ta.
                   Hà Nội, mạnh thu 2010


闲 谈

Nguồn ảnh internet

    Bản tin thời tiết Đài Truyền hình Việt Nam liên tục thông báo : “Miền Bắc chìm sâu trong giá rét” “…. Hà Nội nhiệt độ từ 8 đến 10 độ”. Nghe mà sợ. Nhưng đừng tưởng ai cũng sợ, ru rú trong nhà tránh rét. Có một lớp người “hưởng lợi” từ cái rét mùa đông : Thiếu nữ Hà thành.

NHẬT KÝ KIẾP HOA


CHIỀU 29 TẾT: 
   Mấy ông bạn hàng xóm từ chợ hoa khuân về nào mai, cúc, vạn thọ, trạng nguyên,… Thứ nào cũng đẹp. Xúm lại bình phẩm, ai cũng khen.
SÁNG 30 : 

Nhật ký ngày đẹp trời


   Sau bao bộn bề công việc , tạm rảnh. Tự thưởng cho mình một giấc ngủ không canh giờ báo thức. Nhưng lũ chim trời hùa với đám chim nuôi nhà hàng xóm thi nhau phá đám: hót lảnh lót chào ngày mới. Dậy thôi. Ở phố mà được đánh thức bởi tiếng chim cũng hay nhỉ ? Đó là điều mà

Chiều mưa Ban Mê


Ban Mê mưa đổ trắng trời,
Nhỡ đường ướt áo, thương người... Quy Nhơn
Lửa hè đốt cháy sân trường,
Liêu xiêu dời bước nắng vương vai gầy.
Ai về xứ Nẫu chiều nay
Cho ta gửi chút mưa này về theo.
                                                              Chiều mưa BMT 6-2011


BỐN MÙA ĐI

Cho Nẫu

Xuân đi để cánh hoa tàn,

Hè đi để ánh nắng vàng cho thu,
Đông đi để núi bạc đầu,
Nẫu đi để lại mớ sầu trong ta.
                                                                                           Mạnh thu năm Tân Mão

                                                              

QUA CẦU THỊ NẠI

Gửi người chắn gió


Qua cầu gió lộng, cuối năm
Ghé tai, em hỏi thì thầm: lạnh không?
Lời em ấm cả cõi lòng,
Lời em ấm cả chiều đông đang về.

CHO NGƯỜI BÊN KIA ĐÈO AN KHÊ



An Khê mây núi trập trùng,
Đèo cao lên đến lưng chừng trời xa.
Em về để nhớ lại ta,
Một mình nhón gót nhìn qua đỉnh đèo.
         QN, một ngày sau Valentine 2012

Con đường Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin

Con đường Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lê nin
   Từ khi học thuyết Mác-Lê nin ra đời đến nay đã có nhiều người tiếp cận, nhưng không phải ai cũng thành công, thậm chí có người còn phản bội lại nó. Điều đó phụ thuộc vào phẩm chất cá nhân của từng người. Hồ Chí Minh đã đến và tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê nin bằng con đường riêng của mình.

KÝ ỨC VỀ NHỮNG CHIẾC ĐỒNG HỒ

 Niềm mơ ước một thời - nguồn ảnh từ internet
   Xưa. Cũng không xưa lắm, mới những năm 70 của thế kỷ trước thôi, nghĩa là khi nhân loại đã bước vào kỷ nguyên tự động hóa. Nhưng ở một làng quê, với lũ trẻ chúng tôi, đồng hồ chỉ là một thứ ước mơ không bao giờ có được. Còn nhớ hồi ấy “chuẩn” để đánh giá sự sang trọng là đồng hồ, bút máy và radio.

Tổng kết cuối năm



Cho nẫu
Cầm tờ lịch cuối trên tay,
Tự mình tổng kết những ngày đã qua
Nào đâu việc nước, việc nhà 
Tính đi, tính lại, tính ra thế này:
Từ 1 tháng 1 đến nay
Vỏn vẹn chỉ có ba trăm sáu mươi lăm ngày nhớ em.
                                                                        31-12-2011
                                                                       

Vô đề

Có một người buồn không biết tết (*)
Khép lòng hờ hững trước xuân sang
Nghe đâu trong nắng màu giá rét
Ai ở phương nào, ai biết chăng ?


Canh Dần mạnh xuân
..................................................

(*) Chế Lan Viên : Có một người nghèo không biết tết

Tự học và học suốt đời

Nguồn ảnh từ internet

   Tự học và học suốt đời vừa là một phẩm chất vừa là một tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục.
    Cho đến trước khi Bác bước chân vào Trường đại học Phương Đông ( khoảng 1924 ), thời gian Người cắp sách đến trường không nhiều lắm, nhưng Người đã có vốn kiến thức rất phong phú trên nhiều lĩnh vực. Phần lớn vốn kiến thức ấy là do mình tự học. Đi đâu Người cũng học và học theo cách của mình. Trên chuyến tàu sang Pháp (1911),